Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Phòng khách nên để cây gì để hút tài lộc cho gia chủ?

0

Cập nhật vào 13/03

Phòng khách là nơi nơi có nguồn khí lưu thông dồi dào, trồng cây hợp phong thủy có thể thu hút những luồng khí tốt, mang lại tài lộc cho gia chủ. Vậy nên trồng cây gì?

Cây Lan Ý

Cây Lan Ý có tên tiếng Anh là Peace Lily, White Sails plant, Spathe flower. Tên cây trong từ điển khoa học là Spathiphyllum Wallisii, thuộc họ Araceae (Ráy). Lan Ý xuất xứ từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, và một số quốc gia Đông Nam Á. Ở Việt Nam, ngoài cái tên Lan Ý, cây thường được gọi là Bạch Môn, Vỹ Hoa Trắng hay Huệ Hòa Bình.

Có thể đặt cây lan ý trên bệ cửa sổ trong phòng khách
Có thể đặt cây lan ý trên bệ cửa sổ trong phòng khách

Cây mọc thành bụi, cao từ 40cm đến 1m. Cuống lá mọc từ gốc, nhỏ và mảnh nhưng vươn cao, màu xanh đậm. Lá cây hình bầu dục, thuôn nhọn ở đầu như mũi mác, bề mặt lá hơi nổi gân. Lan Ý có lá màu xanh đậm tiệp màu thân nhưng bóng mượt.

Cuống hoa Lan Ý khá dài, có thể màu xanh hoặc trắng xanh, nhỏ mảnh như thân, đầu cuống chứa một hoa tự thuôn dài màu trắng. Bao bọc bên ngoài hoa tự là lá bắc của hoa (hay còn gọi là mo hoa), ôm vào hoa như vỏ sò, màu trắng hoặc trắng xanh.

Trong phong thủy cây lan ý có tác dụng cân bằng trường khí điều hòa và hấp thụ năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hòa. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, tinh khiết của bông hoa màu trắng luôn vươn thẳng gợi lên sự thanh cao, khoáng đạt đêm đến cảm giác thư giãn, yên bình cho gia đình bạn.

Đối với các căn hộ chung cư 60m2, diện tích phòng khách không lớn nên cần sắp xếp nội thất hợp lý. Chậu lan ý đạt hiệu quả phong thủy tốt nhất cần đặt nó ở vị trí phù hợp.

Để xác định vị trí đặt lan ý phù hợp nhất trong phòng khách, bạn nên tham khảo lời khuyên của các đơn vị thi công nội thất chung cư 60m2 để vừa đẹp về thiết kế, vừa đẹp về phong thủy.

Cây Lan ý có vẻ đẹp dịu dàng, bản lá to lọc độc tố vô cùng hiệu quả, đặc biệt là các loại khí độc có hại: trichloroethylene, formaldehyde, acetone, benzene, carbon monoxide, formaldehyde sinh ra từ các loại chất tẩy rửa: đồ trang điểm, nước rửa móng tay, nước rửa kính.

Lan ý hấp thụ bụi bẩn, nhả oxy rất tốt cho những người đau ốm, mệt mỏi, mất ngủ, các chứng bệnh cấp và mãn tính khác.Đặc biệt với những người bị bệnh ung thư phải trải qua nhiều cuộc hóa trị liệu hoặc điều trị bức xạ nên trưng lan ý trong phòng.

Lan ý còn là một trong số ít cây cảnh trong nhà có khả năng giảm thiểu tác hại của sóng điện từ và các tia tử ngoại tác động lên cơ thể con người. Theo các nhà khoa học Mỹ khi trồng lan ý trong nhà sẽ cân bằng các nguồn sóng điện từ sinh ra từ các thiết bị điện tử: đồng hồ, lò vi sóng, máy tính, đài, tivi, tủ lạnh…

Loại cây này dễ trồng, dễ chăm, sống bền vững trong nhà, khi trồng cây chúng ta cũng không cần cầu kỳ:

  • Nhiệt độ: lan ý ưa mát với khoảng nhiệt độ 18-26oC, sống tốt trong môi trường điều hòa. Cây chịu nóng và lạnh kém, lá táp đi nhưng sức sống vẫn mạnh mẽ.
  • Độ ẩm: lan ý ưa ẩm, độ ẩm phù hợp từ 70-80%.
  • Nước tưới: lan ý lá to nhiều nhưng chịu hạn tốt, chịu úng kém. Hơn nữa cây trồng trong nhà nhu cầu nước ít hơn trồng ngoài trời nên chúng ta chỉ tưới nước khi thấy đất trên mặt chậu sẽ khô mới tưới, tối đa khoảng 2-3 lần/ tuần , mỗi lần khoảng 500-800ml. Lá lan ý to, hấp thụ bụi tốt, hàng tuần nên lau lá cho cây để lá luôn bóng đẹp, trao đổi chất tốt hơn.
  • Bón phân: để lá cây giữ được vẻ xanh mướt, khỏe mạnh hàng tháng bạn nên bón phân cho cây bằng các loại phân luân phiên.

Chú ý: cây lan ý là loài cây thích hợp trồng trong nhà, văn phòng vì vậy nếu mang ra nơi có ánh nắng trực tiếp cây sẽ bị héo nhanh chóng. Đây là cây phong thủy mang lại nhiều may mắn nên bạn cần chăm sóc tốt để tránh tiền tài và sự may mắn bị hao hụt.

Cây cọ ta

Cây cọ ta là một trong những loài thực vật thuộc họ dừa. Trong tự nhiên, loại cây này thường phát triển rất tốt và đạt chiều cao tối đa ở vùng nhiệt đới. Cây thường sống tốt ở những vùng sông nước. Đặc điểm dễ nhận thấy ở cây đó chính là thân cây dạng cột đơn độc với nhiều sẹo do lá rụng để lại.

Đặt cây cọ ta trang trí bệ cửa sổ
Đặt cây cọ ta trang trí bệ cửa sổ

Lá cọ to bản rộng, xòe tròn. Lá có độ cứng và chắc, có thể bẻ ra để làm quạt rất hữu ích trong những ngày nóng. Lá mọc tập nhung ở đỉnh, cuống lá dày, dài và có gai ở mép. Lá cây có màu xanh bóng, chia nhiều thùy sâu, các thùy mềm, cong, rủ xuống.

Hoa của cây cọ ta mọc ở nách lá, dạng chùm cong và nhiều chùm. Quả hình cầu nhỏ khi còn non có màu xanh và chuyển thành màu tím đen với ruột cứng khi chín. Cây cọ ta có tốc độ sinh trưởng trung bình. Cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc, có sức sống tốt. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần nên có thể trồng nội ngoại thất đều được.

Loại cây này có sức sống tốt, dễ trồng và dễ chăm sóc nên thường được trồng trang trí cả ở nội thất lẫn ngoại thất. Nhiều người thường trồng cây cọ ta ở sân vườn, ban công nhưng cũng có người dùng cây nhỏ để trang trí trên bệ cửa sổ, phòng khách, bàn làm việc hay văn phòng.

Đây cũng là loại cây có khả năng thích nghi khá tốt trong mọi điều kiện sống, từ đất màu mỡ đến đất khô cằn, từ môi trường ẩm ướt đến khô hạn. Đó là những lý do cây cọ ta là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay.

Khoác trên mình màu xanh tràn đầy năng lượng, thân cây luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh cho thấy sức sống bền bỉ, dẻo dai của loại cây này. Trồng một cây cọ ta trong nhà, chủ nhân sẽ gặp nhiều may mắn, nâng cao vượng khí. Chính vì vậy cây cảnh này thường được chọn làm quà tặng cho gia đình, bạn bè với lời chúc ý nghĩa tốt đẹp.

Cọ ta cũng có tác dụng giúp hút các khí độc, trả lại không khí trong lành. Không gian sẽ trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn nếu có sự góp mặt của loại cây này.

Đặc biệt, loại cây này được xem là bùa hộ mệnh của người mệnh Kim và người mệnh Thổ, hỗ trợ phát triển khá tốt cho 2 mệnh này. Cây sẽ giúp xua đuổi tà khí, sinh tài giữ của cho chủ nhân.

Cách chăm sóc cây cọ ta khi trồng trong phòng khách:

  • Ánh sáng, nhiệt độ: Ánh sáng thích hợp cho cây cọ trồng trong nhà khoảng 40-50% không được để nơi quá tối. Bạn nên để chúng gần cửa sổ, cửa kính hoặc lối đi vào để cây có thể thoải mái phát triển. Cây ưa mát nên có thể sống được trong môi trường điều hòa mát khoảng 18-28 độ C.
  • Đất trồng: Đất trồng phù hợp với cây cọ cảnh là đất thịt, giàu mùn hữu cơ, và thoát nước tốt. Mỗi năm nên thay đất 1 lần để cây có thêm dinh dưỡng. Khi trồng nhớ đặt sỏi lên bề mặt để tạo vẻ đẹp sạch sẽ.
  • Nước: Nhu cầu nước của cây Cọ Ta ở mức trung bình, bạn chi cần tưới cây 2 lần/ tuần và mỗi lần khoảng không đến 1 ly nước là cây sẽ phát triển xanh tốt.
  • Dinh dưỡng: Bạn có thể bón thêm phân (NPK,hữu cơ, vi sinh..). Dùng phân bón theo hướng dẫn chỉ định trên bao bì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây.

Lưu ý: Khi chăm sóc cây một thời gian lúc này cây phát triển rất nhiều lá thì bạn nên cắt bỏ bớt những lá già và lá vàng để giúp cây có được độ thông thoáng. Tuy nhiên bạn chỉ nên cắt những lá vàng và lá già, nếu bạn cắt bỏ những lá còn non và xanh thì sẽ làm cho cây chậm phát triển

Cây ngọc ngân

Cây Ngọc Ngân có đặc điểm khá dễ nhận dạng, với lá có màu trắng chiếm 80% màu sắc còn lại là 20% màu xanh của viền lá và thân lá, lá cây mềm. Ngọc Ngân là loài cây thân thảo, thuộc loại thường xanh sống lâu năm, thân dày, có lá thay thế.

Đặt cây ngọc ngân trên chiếc bàn nhỏ trang trí phòng khách
Đặt cây ngọc ngân trên chiếc bàn nhỏ trang trí phòng khách

Lá hình bầu dục giống ngọn giáo, mọc không đối xứng, màu xanh đốm trắng, cuốn lá đầy bao bọc một phần thân cây. Cây Ngọc Ngân có rễ chùm nên phát triển và sinh trưởng rất nhanh, cây mọc thành từng bụi.

Ý nghĩa cây ngọc ngân:

  • Tượng trưng sự giàu có, bổng lộc: Cây ngọc ngân mang tên gọi đã ẩn chứa ý nghĩa tốt đẹp của loài cây này. Ngân là ngân lượng là tiền, kim là vàng bạc, kim loại quý. Ngụ ý người sở hữu loài cây này trong nhà thì tiền vào như nước, kinh doanh buôn bán phát tài phát lộc, của cải đầy nhà.
  • Sức mạnh ý chí quyết tâm: Ngoài ra, cây còn có ý nghĩa là sự vươn lên, tuy thân hình nhỏ bé nhưng lá to khỏe, vươn cao vươn xa thể hiện sức sống mãnh liệt, người có chí hướng quyết tâm cao.

Cách trồng cây ngọc ngân:

  • Trộn đất với phân vi sinh cho cây, trộn thêm mùn gỗ hoặc mùn trấu đã hoai mục để tạo độ tơi xốp, cung cấp dinh dưỡng cho cây.
  • Cho đất vào chậu, hơi nén nhẹ rồi khoét một lỗ vừa phải ở chính giữa. Ngọc ngân rửa sạch rễ, cắt bỏ rễ bị thối, sâu bệnh sau đó đặt vào lỗ vừa khoét. Dùng tay vun kín gốc, hơi vồng lên sau đó tưới nước ướt gốc, để ráo rồi cho cây vào chỗ râm mát. Tưới nước dạng phun sương 1,2 ngày một lần.

Các điều kiện chăm sóc cây cọ ta:

  • Ánh sáng: Các giống cây ngọc ngân có lá màu xanh đốm trắng lớn, phù hợp với ánh sáng bóng râm hoặc ánh sáng nhẹ, không đặt cây nơi có ánh sáng hay nắng gắt chiếu trực tiếp. Một tuần cho cây ra ngoài ánh nắng tự nhiên 1 lần vào khung giờ 7h đến 9h sáng sau đó lại đặt vào chỗ cũ.
  • Tưới nước: Cây ngọc ngân ưa ẩm nhưng không trữ nước, dùng bình xịt phun sương phun cho cây từ 1 đến 2 ngày một lần để giữ ẩm cho đất (Cây trong phòng máy lạnh thì không phun trực tiếp lên lá. Nên phun sát gốc và phần đất). Trong mùa đông, giảm tưới nước nhưng không để cây khô hoàn toàn.
  • Nhiệt độ: Cây ngọc ngân không thích hợp sống nơi có nhiệt độ thấp hơn 18 độ C. Nhiệt độ để cây phát triển tốt là trên 18 độ C đến dưới 26 độ C. Đặt cách xa cửa sổ hoặc lỗ thông hơi, nơi có khí nóng phả vào cây.
  • Đất trồng: Sử dụng các loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, không dùng đất thịt có độ tơi xốp kém. Chọn loại đất giàu dinh dưỡng hoặc mua đất vi sinh tổng hợp dùng cho cây cảnh để trồng.
  • Dinh dưỡng: Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân vô cơ cho cây trong giai đoạn mới trồng và giai đoạn sinh trưởng tách nhánh. 2 Đến 3 tuần bón thúc cho cây một lần, bón cách xa cây từ 10cm để tránh sót gây chết cây.
  • Các loại sâu bệnh: Cây ngọc ngân chủ yếu bị bệnh vàng lá do thiếu dinh dưỡng, lúc đó hãy tăng cường bón phân dinh dưỡng cho cây, thay đất nếu cần. Ve, nhện, badnavirus, rệp, nấm là những loại gây hại cho cây, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra để ý nếu phát hiện thì dùng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dùng cho cây cảnh để loại trừ. Thay đất nếu cây bị sâu bệnh.

Ngoài những cây trên, bạn có thể lựa chọn cây Kim Ngân, cây Kim Tiền, cây Lưỡi Hổ,… cũng có tác dụng thu hút các luồng khí tốt cho tài lộc của gia đình. Và nên tham khảo ý kiến của đơn vị thiết kế để chọn lựa vị trí phù hợp nhất.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.