Cập nhật vào 06/12
Rối loạn lo âu có thể làm tim của người bệnh đập nhanh hơn bình thường, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Sau đây là cách phòng tránh nhịp tim nhanh do rối loạn lo âu.
Đối với những người bị rối loạn lo âu, họ luôn lo lắng một cách quá mức cần thiết trước những vấn đề hết sức bình thường trong đời sống hàng ngày. Do đó, có thể khiến cho người bệnh suy sụp về tinh thần, mà có ảnh hưởng vô cùng xấu đến thể chất của người bệnh, gây ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có tim, dẫn tới tim đập nhanh. Ngoài ra rối loạn lo âu cũng có triệu chứng ngại giao tiếp xã hội, tuy nhiên triệu chứng này cũng rất dễ nhầm sang bệnh khác, các bạn có thể tham khảo ngại giao tiếp xã hội là bệnh gì để biết thêm chi tiết.
1. Dấu hiệu của rối loạn lo âu
Các biểu hiện của tình trạng rối loạn lo âu có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng chúng thường bao gồm:
– Ngứa ran ngón tay, ù tai
– Cảm giác hồi hộp, khó thở, thậm chí là muốn nghẹt thở
– Nhịp tim nhanh hoặc không đều (đánh trống ngực)
– Buồn nôn/ nôn, chóng mặt
– Bồn chồn, lo lắng
– Đổ mồ hôi
Đôi khi, một sự lo lắng, sợ hãi quá mức (cơn hoảng loạn) có thể khiến người bệnh nghĩ rằng họ đang bị nhồi máu cơ tim vì các triệu chứng quá giống, thậm chí người bệnh còn có thể tưởng tượng ra họ đang bị bóng ma bao phủ. Tình trạng này có thể kéo dài từ 5 – 20 phút, mặc dù nó thường không trực tiếp gây nguy hại cho người bệnh, nhưng nó có thể khiến họ có những hành động bất thường và tự làm tổn thương chính bản thân mình.
2. Tại sao rối loạn lo âu gây nhịp tim nhanh?
Khi bạn căng thẳng, sợ hãi hay lo lắng, sẽ kích thích tuyến thượng thận tăng sản xuất ra hormone adrenaline. Hormone adrenaline khiến cho tim đập nhanh hơn để huy động lượng máu nhiều hơn đến các cơ quan và các cơ bắp luôn căng thẳng.
Ở người bệnh tim mạch, rối loạn lo âu khiến tim đập nhanh hơn và có thể làm gia tăng rủi ro gặp phải các biến cố nguy hiểm như ngừng tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Ở người bình thường, tình trạng nhịp tim nhanh do rối loạn lo âu thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể dẫn tới nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như hồi hộp, cảm giác tim đập nhanh, đau ngực, đánh trống ngực, khó thở… làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
3. Cách phòng ngừa nhịp tim nhanh do rối loạn lo âu
Nếu bạn kiểm soát được tình trạng rối loạn lo âu, nhịp tim sẽ trở về bình thường. GS. Paul Salkovskis – chuyên gia tâm lý học lâm sàng, Đại học Bath, Vương quốc Anh cho rằng, điều quan trọng là không để cho nỗi lo lắng, sợ hãi kiểm soát tâm trí của bạn.
“Điều bạn cần làm ở đây là suy nghĩ một cách tích cực hơn, kiểm soát bản thân và đối đầu với nỗi sợ hãi”. GS. Paul cho biết khi được hỏi về các kỹ năng kiểm soát lo âu.
Đối phó với rối loạn lo âu
Giáo sư Paul cho rằng, bạn càng suy nghĩ về nguyên nhân gây căng thẳng, bạn càng cảm thấy căng thẳng hơn. Do đó, đánh lạc hướng suy nghĩ là điều cần thiết. Ngoài ra, để đối phó với chứng rối loạn lo âu, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây:
– Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giải tỏa căng thẳng rất tốt
– Liệu pháp nhận thức hành vi giúp thay đổi suy nghĩ sang hướng tích cực
– Tập thở mỗi ngày
– Tránh rượu bia, caffeine và các chất kích thích khác
– Ăn uống đều đặn để ổn định lượng đường trong máu
Kỹ thuật hít thở để giúp giảm nhịp tim nhanh do rối loạn lo âu:
Rối loạn lo âu khiến bạn thở gấp, tim đập nhanh, vậy, bạn hoàn toàn có thể làm giảm triệu chứng bằng cách tạo cho mình một nhịp thở thật sâu và đều đặn:
– Thở ra thật chậm bằng đường miệng.
– Nhắm mắt lại và tập trung hơn vào kỹ thuật thở này.
– Hít vào chậm rãi và nhẹ nhàng nhất có thể bằng mũi.
– Một nhịp hít vào – thở ra nên kéo dài trong khoảng 5s.
Rối loạn lo âu có thể khiến bạn tim đập nhanh hơn và hoàn toàn không tốt nếu như bạn đã là một bệnh nhân tim mạch. Bởi vậy nếu nhận thấy các dấu hiệu của rối loạn lo âu, bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn tâm lý càng sớm càng tốt. Giữ cho tâm lý thoải mái cũng là một phương thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm, một phương thuốc chưa bao giờ có tác dụng phụ của y học hiện đại.
Xem thêm: