Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Làm cách nào để phòng chống rối loạn lo âu?

0

Cập nhật vào 06/12

Có thể nói, rối loạn lo âu là căn bệnh phổ biển trong đời sống hiện đại ngày nay với các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy phải làm cách nào để phòng chống bệnh lý này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng trả lời câu hỏi này.

 

Rối loạn lo âu và biểu hiện

Bệnh rối loạn lo âu là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể.

Biểu hiện của căn bệnh này được thể hiện ra 2 nhóm:

Biểu hiện về cảm xúc đó là việc lo sợ một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình.

Những biểu hiện phổ biến về triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu là nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.

Nguyên nhân rối loạn lo âu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn lo âu như

  • Sử dụng thường xuyên chất kích thích, rượu bia, thuốc ngủ, chất gây nghiện.
  • Căng thẳng thần kinh (stress) do các mối lo về tài chính hoặc bệnh tật mãn tính có thể gây rối loạn lo âu.

    Yếu tố di truyền trong gia đình cũng là 1 trong những nguyên nhân chính gây bên bệnh lý này. Theo nghiên cứu, trẻ sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh sẽ gặp nguy cơ cao gấp sáu lần so với bình thường.

  • Một trong những nguyên nhân nữa có thể do những ám ảnh từ tuổi thơ bất hạnh bởi trẻ có tuổi thơ bất hạnh, nhiều nghịch cảnh và phải chứng kiến những hình ảnh gây tổn thương sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Mặt khác, có thể lý do bệnh tật của chính bản thân người bệnh khiến họ hoang mang về sự tồn tại của mình.
  • Ngoài ra, còn nhiều các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác dẫn tới rối loạn lo âu.

Vậy làm thế nào để phòng chống bệnh rối loạn lo âu?

Để phòng chống rối loạn lo âu, bạn cần xây dựng cho mình 1 chế độ phù hợp với cơ thể, tránh những áp lực cho bản thân. Cụ thể:

  • Xây dựng chế độ luyện tập luyện thể dục, thể thao
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên có liên quan đến việc giảm nồng độ căng thẳng, nâng cao và ổn định tâm trạng, cải thiện giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí PLoS ONE cho thấy tập thể dục và thư giãn các hoạt động như yoga, thực sự có thể thay đổi cách mọi người cảm nhận thế giới
  • Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ
  • Giấc ngủ sẽ giúp bạn tái lập trạng thái cân bằng của cơ thể và tâm lý. Vì thế, bạn cần phải ngủ đủ giấc.
  • Hãy tạo cho mình một đồng hồ sinh học hợp lý, đi ngủ đúng giờ và thức dậy vào cùng một thời điểm, dù là cuối tuần.
  • Ăn uống điều độ
  • Tránh béo, thức ăn có đường và chế biến. Bao gồm các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống giàu axit béo omega-3 và các vitamin B.
  • Từ bỏ rượu bia, thuốc lá, cafe

Mỗi khi căng thẳng, buồn phiền một vấn đề gì đó, nhiều người sẽ tìm ngay đến thuốc lá, rượu hay cafe… để giải tỏa bớt sự lo lắng của mình. Nhưng thực tế đó lại là những chất có thể gây kích thích thần kinh, khiến bạn càng cảm thấy lo lắng, tim đập nhanh hay vã mồ hôi hơn bình thường. Do vậy, hãy từ bỏ chúng hoặc cố gắng hạn chế tối đa nhất có thể.

>>>Xem thêm…: Phân biệt bệnh Zona thần kinh và bệnh giời leo

Có thể thấy rằng, để phòng tránh căn bệnh rối loạn lo âu không khó, chỉ cần bạn biết cách cân bằng cơ thể, xây dựng 1 chế độ hợp lý. Và 1 điều quan trọng nhất là hãy là luôn tìm cách yêu thương chính bản thân mình để có được 1 sức khỏe vàng.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.