Cập nhật vào 06/12
Trầm cảm là một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội ngày này, bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải, nhất là những đứa trẻ ở lứa tuổi dậy thì.
Trong cuộc đời của mỗi người, tuổi dậy thì đánh dấu những bước chuyển biến quan trọng về tâm sinh lý. Những thay đổi lớn trong suy nghĩ và tính cách đôi khi khiến cho nhiều đứa trẻ chưa kịp thích nghi và có những hành động không làm chủ được bản thân, không phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy mà ở lứa tuổi này rất dễ bị bệnh trầm cảm. Vậy ” Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không ?”, câu trả lời là có. Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết nó nguy hiểm như thế nào nhé.
Cành giác với chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần thường gặp với nhiều triệu chứng như buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, bi quan, sống thu mình, ngại giao tiếp với bạn bè và người thân… Rối loạn này thường dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do những thay đổi từ lượng hormon trong cơ thể, áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích…
Khi bị trầm cảm, các em thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, nhiều bạn chỉ quan tâm và sống trong thế giới “ảo”. Điều này khiến cho cuộc sống của các em trở nên nhàm chán, u ám, mất hi vọng vào tương lai, thiếu niềm tin và ý chí… Nguy hiểm hơn, stress và trầm cảm ở tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự tử. Vì thế, cha mẹ, người thân cần lưu ý và phát hiện sớm để có thể can thiệp kịp thời.
Bệnh trầm cảm cũng thừa cơ hội đó mà tấn công các em, những áp lực trong học tập hay trong cuộc sống sẽ là điều kiện làm cho bệnh nặng hơn. Nhiều người cứ nghĩ dễ bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để rồi khi bệnh nặng hơn thì mới thực sự để tâm đến nó.Đặc biệt trầm cảm sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi vấp phải khó khăn mà không có cha mẹ bên cạnh giúp đỡ chia sẻ hay do áp lực về phía gia đình quá lớn dễ làm cho các em bị cô lấp. Lâu dần sẽ khiến cho chúng sống thu mình, khép kín và không muốn giao tiếp với thế giới xung quanh.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì nguy hiểm ở chỗ là những biểu hiện của bệnh không được rõ ràng, dễ bị người thân nhất là bố mẹ bỏ qua. Coi những nổi buồn sự cô đơn của các con là những việc bình thường mà bất kỳ ai cũng gặp phải. Nhưng cũng chính sự thờ ơ thiếu quan tâm này mà đã có nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.Để rồi khi nhìn lại những bậc làm cha làm mẹ mới cảm thấy hối hận và ước gì mình đã có thể quan tâm đến con mình nhiều hơn. Khi bệnh trầm cảm diễn biến ở mức độ quá nặng không được điều trị kịp thời hay quá trình điều trị chưa mang lại hiệu quả nhiều đứa trẻ đã chọn cách tự sát để giải thoát cuộc đời mình.
Hầu hết các bệnh nhân trầm cảm đều có thể có ý muốn và hành vi tự sát, song phải cần ít nhất từ 2-3 tuần thì thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng và mới cải thiện được triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân. Vì vậy việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong 2 tuần đầu điều trị là rất quan trọng.
Nếu phát hiện ra con mình bị mắc bệnh trầm cảm thì cha mẹ nên chia sẻ và động viên con cái không nên có những suy nghĩ tiêu cực. Dành nhiều thời gian hơn cho con để con cảm nhận được tình thương mà những bậc làm cha mẹ dành cho mình. Cha mẹ không nên cảm thấy xấu hổ hay thất vọng về con, đôi khi những hành động này sẽ khiến cho bệnh tình của trẻ tiến triển xấu hơn. Quá trình đấu tranh với căn bệnh trầm cảm cần có sự phối hợp từ phía người mắc bệnh và gia đình, vì vậy hãy ở bên đồng hành với con bạn trong hành trình chống lại bệnh tật.
Xem thêm: