Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tìm hiểu về căn bệnh rối loạn hành vi ứng xử ở trẻ nhỏ

0

Cập nhật vào 06/12

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em đang có những hành vi không nghe lời bố mẹ, đánh nhau với bạn bè, thậm chí dùng các bạo lực gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Những hành vi này khoa học gọi chung là bệnh rối loạn hành vi ứng xử và nó có liên quan đến rối loạn thần kinh.

 

Theo báo cáo khảo sát tại Mỹ, 5% trẻ ở khoảng 5-15 tuổi có rối loạn ứng xử. Và hiện nay ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em bị kích động, gây ra bạo lực học đường và không nghe lời cha mẹ gia tăng chóng mặt. Khiến người lớn và các bậc cha mẹ lo lắng vô cùng. Là mối đe dọa cho tương lai phát triển con người của đất nước. Điều này cần có sự quan tâm từ phía gia đình và xã hội kịp thời giúp các em độ tuổi này sớm bình phục.

Rối loạn hành vi ứng xử là gì?

Rối loạn cách ứng xử mô tả các hành vi chống đối xã hội của trẻ em và trẻ vị thành niên. Mọi trẻ đều có thể thỉnh thoảng phá luật, còn trẻ có rối loạn ứng xử lặp đi lặp lại những hành vi bất thường như trộm cắp, nói dối, phá hại tài sản và tấn công người khác.

Những triệu chứng của rối loạn hành vi ứng xử

– Trẻ phá luật lệ tại nhà và trong trường học, không chấp hành đúng quy định học tập của nhà trường như: Trẻ có thể trốn học, bỏ nhà đi suốt đêm, tẩu thoát.

rối loạn hành vi ứng xử 1

Trẻ thường có hành vi bạo hành, đánh đập người khác

 – Trẻ có thể hành động bạo lực một cách hung hăng, bắt nạt và đánh bạn, gây phá hoại của cải của người khác….

 – Bên cạnh đó khi hành vi ứng xử rối loạn nghiêm trọng thì trẻ có thể kèm theo những rối loạn tâm lý khác như trầm cảm, lo âu, tăng động,kém tập trung, lạm dụng rượu, bia và nặng hơn nữa là sử dụng ma túy.

Nguyên nhân nào đưa đến rối loạn hành vi ứng xử?

Cá nhân: do bản chất tính khí của trẻ .

Di truyền: Do gen di truyền của người thân trong gia đình, đã có những hành vi ứng xử thiếu kiểm soát.

Thể chất : tổn thương não, sức khỏe yếu kém

Môi trường : tiếp xúc với phim ảnh không lành mạnh, bạo lực như: game, chơi với bạn xấu….và Chứng rối loạn hành vi thường xảy ra ở trẻ thuộc các gia đình thường bạo hành, bố nghiện rượu, và lối sống văn hóa kém…

rối loạn hành vi ứng xử 2

Nguyên nhân chính xuất phát từ hoàn cảnh gia đình và môi trường

Các biến chứng của rối loạn ứng xử ở trẻ nhỏ

– Cuộc sống của trẻ ở nhà, trong trường và ngoài xã hội sẽ bị ảnh hưởng do vi phạm kỷ luật.

– Trẻ tấn công nặng sẽ có hậu quả nghiêm trọng về luật pháp.

– Rối loạn ứng xử có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.

rối loạn hành vi ứng xử 3

Rối loạn ứng xử ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ nhỏ cho đến khi trưởng thành

Cách điều trị rối loạn hành vi ứng xử

Nếu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các hành vi hung hăng, phá hoại thì nên đưa trẻ đến khám tâm lý. Mục đích của việc khám tâm lý là để tìm hiểu những yếu tố góp phần vào các rối loạn hành vi của trẻ.

rối loạn hành vi ứng xử 4

Cần kết hợp các phương pháp khi điều trị bệnh rối loạn ứng xử ở trẻ nhỏ

Trị liệu tâm lý : Trò chuyện cởi mở và  thông cảm với trẻ để trẻ có thể chia sẽ những khó khăn, uất ứt mà trẻ đang gặp phải. Có thể đây là một trong nguyên nhân gây cho trẻ lối hành xử không tốt như vậy. Một khi tìm được nguyên nhân thì cách điều trị rất dễ, đồng thời làm cho tâm trạng của trẻ được giải tỏa nên trẻ sẽ ổn định lại tinh thần và suy nghĩ tích cực hơn.

Trị liệu tâm lý theo nhóm có thể hữu ích cho trẻ vị thành niên dễ dàng tiếp cận với các bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu.

Huấn luyện cách xử trí của cha mẹ : Phương pháp giúp cha mẹ nắm các thông tin và cách hành xử hiểu tâm lý của con trẻ để giúp cha mẹ biết cách tương tác với con và để trẻ tránh những hành vi không thể chấp nhận được.

Trị liệu nhận thức hành vi : tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề . Mục tiêu là giúp trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề và cách ứng xử mới với các tình huống.

Can thiệp của trường học. Nếu trẻ có khiếm khuyết học tập thì trẻ cần có chương trình giáo dục đặc biệt từ nhà trường.

Điều trị bằng thuốc nếu có kèm theo trầm cảm, tăng động, hoặc kém tập trung.

 >> Phân biệt bệnh Zona thần kinh và bệnh giời leo

 Được tổng hợp bởi vd-art.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.