Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Các loại mực in được sử dụng phổ biến trong công nghệ in ấn

0

Cập nhật vào 20/03

Để cho ra những sản phẩm in ấn đẹp, ngoài hệ thống máy móc in ấn công nghệ cao, mẫu file thiết kế chuyên nghiệp, quy trình in ấn chuẩn cần có sự đóng góp không nhỏ của các loại mực in.

Mực in tốt sẽ cho hình ảnh màu sắc chân thực và sống động. Mỗi loại mực phù hợp với loại giấy, máy in và công nghệ in khác nhau. Cùng tìm hiểu về các loại mực in được sử dụng phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây.

1. Các loại mực in phổ biến hiện nay

Mực in gốc nước (mực nước hay water – based ink)

Mực in gốc nước dùng để in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ…Nó có thể hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ các từ 50 đến 60oC và khó tan dưới 25oC), có thể khô tự nhiên không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng nhưng thời gian khô khá lâu.

Các loại mực in gốc nước
Các loại mực in gốc nước

Mực in gốc nước thường được pha sẵn màu dùng để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton. Còn với in vải thì sử dụng mực in và màu cốt bán riêng.

Mực gốc nước có độ bám kém hơn mực dầu do phải dùng nước cất hoặc dung môi để pha loãng khi in. Bù lại nó thân thiện với môi trường. Một số loại mực gốc nước phổ biến như: Matsui, colorlab, silkflex, shinakamura, furukawa, csc,…

Ưu điểm của mực in gốc nước:

  • Có thể khô tự nhiên mà không cần qua xử lý nhiệt
  • Màu sắc mực in rõ ràng cho bản in sắc nét, sống động, chân thật
  • Thân thiện với môi trường

Nhược điểm của mực in gốc nước:

  • Kén chọn giấy in: các loại giấy in sử dụng cho quá trình in phun phải là loại giấy  in đáp ứng được các yêu cầu như: không bị thấm nước, mực in nhanh khô,…
  • Các sản phẩm in ấn thường hay gặp lỗi lem mực in trong quá trình in ấn
  • Chất lượng của sản phẩm in ấn thường không bền màu, dễ phai màu theo thời gian

Mực in gốc dầu

Mực gốc dầu là loại mực được điều chế từ gốc dầu mỏ, có mùi dầu. Đặc trưng của loại mực này là có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solvent thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trưng khác nhau về xử lý trung gian. Mực dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước.

Mực in gốc dầu là loại mực thường được dùng để in decal tem nhãn. Nếu bạn đang có nhu cầu in tem nhãn, có thể tham khảo ngay Xưởng in này.

Mực gốc dầu gồm 3 loại phổ biến: Mực Plastisol và mực in UV và Mực in pigment UV.

Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)

Mực Plastisol là mực điều chế chuyên dùng để in trên vải, có gốc dầu nhẹ nên để phân biệt nó hơi khó, chỉ có khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra gốc dầu.

Lọ mực Plastisol
Lọ mực Plastisol

Mực gốc dầu tạo ra bề mặt đẹp, khả năng bám mực tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước và có thể làm mờ theo ý người dùng. Nhược điểm của nó là phải xử lý nhiệt sau khi in.

Ứng dụng in trên vải
Ứng dụng in trên vải

Mực plastisol thường khi ngửi khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu. Mực này tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng. Hơn nữa, có thể dùng làm keo ép foil.

Tuy nhiên mực này có điểm yếu là phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dày. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra như khoai lang.

Mực in Dye UV

Các loại mực Dye UV
Các loại mực Dye UV

Mực UV cũng là một loại mực gốc dầu. Tuy nhiên nó chỉ khô khi được sấy bằng tia UV (tử ngoại). Có thể in được trên nhiều chất liệu, độ bám cao. Có thể làm bóng, mờ, tạo gồ hạt bề mặt cho thành phẩm tạo nên sự sống động cho hình ảnh. Thường được sử dụng trong công nghệ in UV hiện đại.

Một ưu điểm khác của loại mực này là độ trong suốt tuyệt hảo hơn các mực gốc khác nên dễ dàng tạo bóng, mờ, tạo gồ hạt bề mặt.

Ngày nay người ta hay dùng mực UV để trang trí làm bóng hoặc làm mờ cục bộ trên hình tạo nên sự sống động cho hình ảnh, mực UV ứng dụng rất nhiều trong mỹ thuật ứng dụng.

Mực in Pigment UV

Mực Pigment UV
Mực Pigment UV

Đây là loại mực in gốc dầu và chỉ sử dụng được với máy in phun của Epson. Loại mực in này cho chất lượng màu sắc thành phẩm in đẹp nhưng không tươi bằng mực Dye UV, giá cũng cao hơn so với mực Dye UV.

Bản in sử dụng màu Pigment UV không bị nhòe khi gặp nước, cũng như không bị phai màu dưới ánh sáng mạnh. Mực này In được trên rất nhiều chất liệu kể cả nhựa PVC nên hay được dùng để in các loại thẻ nhựa, name card, thẻ khách hàng, thẻ ngân hàng….

Hạn chế của mực Pigment là khi không sử dụng liên tục dễ gây ra tắc đầu phun hơn so với mực Dye UV.

Mực in Sublimation

Mực in Sublimation là loại mực được điều chế ra để in chuyển nhiệt. Sau khi in lên một tờ giấy chuyên dụng người ta dùng nhiệt để ép sang một bề mặt khác, và nó sẽ thăng hoa sang bề mặt ấy.

Nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn, bạn có thể tìm hiểu thêm về chất liệu in, công nghệ in trong bài In decal nhãn dán.

2. Các thành phần có trong mực in

Mực in không chỉ bao gồm 1 thành phần duy nhất mà chứa nhiều chất khác nhau để tạo nên màu sắc, độ bám, độ bóng và độ bền màu.

Chất tạo màu

Chất tạo màu chính cho mực in được gọi là Pigment. Chất này chứa những chất đơn sắc có kích thước rất nhỏ, không tan trong nước và dung môi thông thường. Chúng gồm 2 loại chính: Pigment hữu cơ và Pigment vô cơ

  • Pigment hữu cơ: thường được sử dụng để tạo màu cho mực in phun.
  • Pigment vô cơ: có thành phầnbột nhôm, đồng, oxit kẽm,…thường dùng để điều chế các mực in cho công nghệ ép nhũ nóng. Ngoài ra, muội than được dùng để tạo ra mực in màu đen.

Ngoài Pigment, bột màu và lắc màu cũng được sử dụng để tạo màu mực in, trong đó:

  • Bột màu: tan trong môi trường nước
  • Lắc màu: có tính chất không tan trong nước, được điều chế từ các chất bột màu nhờ các phản ứng hóa học.

Dầu gắn kết

Chúng là các dung dịch được tạo thành từ nhựa hòa tan vào dầu hoặc các dung môi hữu cơ. Chất dầu liên kết dùng để pha lỏng mực in. Nhờ nó mà mực in mới đảm bảo được các tính chất in cơ bản (chảy, kết dính). Ngoài ra, nhờ dầu liên kết nên máy in mới tạo được lớp màng mực mỏng và khả năng bám chắc mực in lên bề mặt vật liệu.

Thành phần của dầu liên kết: Có nhiều loại dầu liên kết tạo mực in trên thị trường nên thành phần của các dầu liên kết này cũng rất khác nhau.

  • Dầu liên kết trong mực in Offset là hỗn hợp este hóa của: Glycerin, Nhựa Alkyd (sản phẩm polyester hóa từ các dầu thực vật), có độ nhớt cao) và các Axit béo khác nhau, chủ yếu là các axit béo không no
  • Dầu liên kết trong mực in trên các vật liệu thấm hút là hỗn hợp từ: Một hoặc vài loại nhựa (bitum, nhựa thông,..) và dung môi không bay hơi ( các sản phẩm từ dầu mỏ).
  • Dầu liên kết trong mực in ống đồng và Flexo là dung dịch từ: Một hoặc vài loại nhựa (lắc bitum, nhựa phenol formaldehyde,…) và dung môi hữu cơ bay hơi như toluen, benzen, rượu,…

3. Các công nghệ mực in phổ biến

Mực in Ribbon

Mực in Ribbon
Mực in Ribbon

Mực ribbon hay còn gọi là mực ruy băng – loại mực in cơ học lâu đời nhất. Mực ribbon có dạng cuộn dài. Trước đây thì nó rất được ưa chuộng nhưng sau sự phát triển của các công nghệ mực in hiện đại thì mực ribbon chỉ giới hạn sử dụng cho một số ứng dụng đặc biệt.

Mực dạng lỏng

Nếu bạn dùng máy in phun, bạn phải sử dụng mực in dạng lỏng – phương pháp không khác mấy so với những gì bạn thấy trong bút bơm mực của những năm trước đây. Trong máy in, mực được bơm bằng nhiều phương pháp khác nhau qua các vòi rất nhỏ trong đầu in, “vẽ” lên giấy những điểm mà sau cùng tạo thành hình ảnh hay văn bản.

Hầu hết mực in tiêu dùng là chất màu nước, lý tưởng cho các ứng dụng chú trọng đến bản in chất lượng cao, như ảnh chụp và bản vẽ. Tuy nhiên, do cách pha chế, các loại mực này bị 2 khiếm khuyết: một là chúng thường bị lem; hai là không bền màu và thường phai theo thời gian.

Mực dạng đặc

Mực dạng đặc
Mực dạng đặc

Mực dạng đặc là một chất giống như sáp được bán theo kiểu từng blốc nhỏ cho từng màu sơ chế để tạo hình ảnh trên giấy (màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen, hay CMYK – cyan, magenta, yellow, black). Bên trong máy in, mực được làm chảy và được phun lên một ống lăn mực có tra dầu bằng công nghệ tương tự trong các máy in offset.

Ưu điểm chính của công nghệ mực in dạng đặc là in nhanh, có độ tin cậy và thân thiện với môi trường, mực in không độc và an toàn để sử dụng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu thường cao hơn so với chi phí đầu tư cho máy in laser.

Mực dạng bột

Mực dạng bột
Mực dạng bột

Mực dạng bột dùng cho máy in laser; loại mực này được làm bằng cách liên kết một chất màu với một polymer để tạo thành một loại bột nhuyễn có tính chất điện học đặc biệt.

Mực dạng bột ưu việt về độ bền và chất lượng, nhất là cho các ứng dụng như in văn bản và bản vẽ nét đơn. Khi đã được in lên giấy, mực bột không bị phai và khó tróc. Tuy nhiên, loại mực này không tốt để in ảnh.

Khi sử dụng mực in dạng bột cho máy in, một tia laser sẽ vẽ hình in lên một tang trống; sau đó nạp tang này với một điện tích tĩnh điện; tang trống sẽ quay lên hộp mực, hút bột mực; đưa lên giấy và làm tan chảy mực ở tại vị trí cần in.

Công nghệ thăng hoa mực nhuộm

Một loại chất nhuộm đặc biệt được làm nóng thật nhanh để chuyển từ dạng rắn sang dạng hơi mà không qua giai đoạn hóa lỏng. “Đám mây” mực thu được lắng lên giấy tạo thành một điểm màu.

Không giống công nghệ in phun, các điểm màu được in bằng máy in thăng hoa mực nhuộm (dye-sub printer) có viền mờ hòa lẫn vào với nhau, cho ra ảnh in chất lượng cao, nhất là khi dùng với giấy in chuyên dùng.

Tuy nhiên, cùng với giá bán cao, tính năng nói trên khiến công nghệ thăng hoa mực nhuộm không lý tưởng cho việc in nội dung có viền sắc nét, như văn bản hay bản vẽ vectơ.

4. Cách nhận biết mực in chuẩn

Mực in chính hãng

Mực in chính hãng thường có giá đắt hơn các loại mục nhái hay mực đã bị pha. Tuy nhiên chất lượng mực tốt hơn, bám màu tốt hơn, màu in trên giấy chuẩn màu sắc, ít bị lem.

Hộp mực in chính hãng vỏ hộp được dán tem nhập khẩu (nếu là mực nhập khẩu) và tem chống hàng giả. Bên cạnh đó, những hình ảnh, chữ viết trên bao bì đều được in chính xác, rõ ràng, sắc nét.

Tem chống hàng giả dán trên hộp mực chính hãng một khi đã rút ra thì sẽ bị đứt (tem vỡ), không thể khôi phục lại hình dạng cũ được nữa. Thêm vào đó, tem dán trên hộp mực chính hãng luôn được in sắc nét.

Mực đổ, mực bơm, mực xài lại, mực tái chế

Loại mực này được mọi người ưa chuộng vì giá thành rất rẻ (chừng vài chục đến vài trăm ngàn), chất lượng nếu so với mực chính hãng thì chắc chắn không bằng, số lượng trang in ít hơn và cũng không đủ tiêu chuẩn về môi trường, khi xài mực bơm, đa phần sẽ gặp trục trặc sau khi bơm mực như lỗi in ra bị vệt đen…

Đa số người dùng chọn xài mực bơm vì để in trên loại giấy A4, in các loại tài liệu thường. Còn nếu muốn in các văn bản báo cáo công việc; tài liệu quan trọng, có hình ảnh… và in trên nhiều loại giấy khác nhau như hóa đơn, thiệp… thì thường họ chọn xài mực chính hãng để cho chất lượng tốt nhất.

Mực in chính hãng giả mạo

Loại mực này có bề ngoài nếu không chú ý kỹ thì không khác gì các hộp mực in chính hãng. Hộp mực giả này có chất lượng kém hơn nhiều so với hộp mực in thật. Chất lượng cũng chỉ ngang hay hơn mực bơm 1 chút nhưng giá bán lại có khi bằng hay rẻ hơn hộp mực thật rất ít, chính vì thế đã làm cho không ít người bị lừa và mua nhầm.

Nếu hộp mực mà bạn mua là hàng giả, hàng kém chất lượng thì hình ảnh và chữ trên vỏ của hộp sẽ mờ nhạt hoặc quá đậm, thiếu sắc nét, thậm chí còn có những hộp bị sai lỗi chính tả.

Dễ nhận biết nhất là tem chống hàng giả dán trên vỏ hộp là tem giả, thường làm bằng giấy bóng, không bị đứt khi bóc ra (đối với tem giấy vỡ) và không thay đổi hình ảnh in trên tem khi nhìn ở các góc độ khác nhau (đối với tem bảy màu).

Như vậy mực in sử dụng trong ngành công nghiệp in ấn gồm có 3 loại và 5 công nghệ mực in khác nhau. Đối với mỗi nhu cầu sử dụng, người đi in cần phải lựa chọn kiểu in, giấy in và mực in phù hợp. Đồng thời khi chọn mực cũng cần phải quan sát kỹ để tránh mua phải mực pha, mực giả chất lượng kém.

Mời bạn tìm hiểu thêm Mực in Sublimation là gì

Thông tin được chia sẻ bởi Sơn Nguyên – xưởng in uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn, in quảng cáo, in catalog,… bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Công ty cổ phần in Sơn Nguyên

Website: sonnguyen.com.vn

Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0979 26 22 30

Email: congtyinsonnguyen@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.