Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh co giật ở người già

0

Cập nhật vào 06/12

Những cơn co giật ở người già do nhiều nguyên nhân thường rất dễ xảy ra gây hoang mang cho chính bệnh nhân và các thành viên trong gia đình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh co giật ở người già như thế nào ? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết sau đây.

Bệnh co giật là gì?

Co giật là bắt nguồn từ các hoạt động điện bất thường bên trong não bộ. Những bất thường đó có thể là về vận động, hành vi, cảm giác…

Ngoài ra để có cái nhìn sâu rộng hơn về căn bệnh này, mời các bạn tham khảo thêm tại: bệnh co giật là gì.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh co giật ở người già

Dấu hiệu nhật biết những cơn co giật ở người già từ lúc bị co giật sau đó chuyển sang giai đoạn giật chân tay hoặc toàn thân hoặc có thể ngất lịm sau vài phút. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác cùng lúc xuất hiện với cơn co giật như:

bệnh co giật ở người già 1

Những cơn co giật ở người già xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn

– Có biểu hiện, hành vi vô thức ( chân tay khua lung tung, chép miệng…)

– Không kiểm soát được việc chảy nước dãi và những cơn đại tiểu tiện khác.

– Răng cắn chặt, miệng đắng, mắt trợn ngược hoặc ngưng thở tạm thời.

–  Những cơn giật trên 1 số bộ phận của cơ thể như: tay, chân, mắt, khóe miệng…

Thời gian xảy ra các cơn co giật chỉ trong vài giây đến vài phút hoặc có thể lâu hơn

Nguyên nhân gây bệnh co giật ở người già

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng co giật ở người già, trong đó tai biến mạch máu não là nguyên nhân chủ yếu. Có đến 50% người bị đột quỵ dẫn đến bị co giật và số người bị co tăng lên gấp 20 lần sau cơn đột quỵ.

So với độ tuổi khác, người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer và suy nhược thần kinh có nguy cơ mắc bệnh co giật cao gấp 10 lần so với những bệnh khác. Người già bị khối u não, chấn thương hay dị tật đầu thường ít có nguy cơ bị co giật hơn.

Cơn co giật của người già còn liên quan từ các vấn đề liên quan đến vấn đề sức khỏe như: hạ huyết áp đột ngột, hạ canxi máu, suy giáp, viêm phổi, suy gan…

Hiện tượng co giật còn xảy ra với những người cao tuổi có sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác, chẳng hạn như: thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn thần, thuốc lợi tiểu…Theo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người cao tuổi bị co giật khi sử dụng các loại thuốc này cao hơn so với người già khác.

Ngoài ra, người già đang trong quá trình cai rượu cũng có nguy cơ cao gặp phải những cơn co giật.

Cách điều trị bệnh co giật ở người già

Mục tiêu cuối cùng khi điều trị bệnh co giật ở người cao tuổi là kiểm soát được tốt các cơn động kinh và duy trì một cuộc sống sinh hoạt bình thường. Việc điều trị chứng co giật ở người già rất phức tạp bởi dễ bị nhầm lẫn sang các căn bệnh khác. Vì vậy, việc xác định được nguyên nhân chẩn đoán chính xác bệnh có ý nghĩa quan trọng trong điều trị.

Thông thường, người cao tuổi thường được điều trị bằng thuốc chống co giật. Tỷ lệ số người cao tuổi kiểm soát được cơn co giật lên đến 80%. Mặc dù vậy, đa phần người cao tuổi đều bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, người cao tuổi đều được cảnh báo tác dụng phụ trước khi sử dụng đến thuốc chống co giật. Nếu người cao tuổi đang dùng thuốc lợi tiểu thì có nguy cơ bị suy gan do bị hạ natri máu, phenytoin, carbamzepine, …khi sử dụng cùng với thuốc chống co giật. Một số trường hợp khác bị tương tác xấu khi điều trị bệnh lý khác như: thuốc chống đông máu (wafarin), thuốc chống loạn nhịp tim, theophylline, cortico-steroid, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh nhóm macrolid…

bệnh co giật ở người già 2

Bổ sung thự phẩm giàu canxi và vitamin D khi điều trị co giật ở người già

Trong quá trình điều trị bằng thuốc chống co giật, người cao tuổi nên có một chế độ ăn hợp lý. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D để phòng chống bị loãng xương. Bởi thuốc chống co giật gây khó hấp thụ canxi do thuốc làm tăng tốc độ phân hủy vitamin D trong cơ thể.

Tất cả những loại thuốc chống co giật đều phải được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định. Nên cho người già uống đúng theo liệu trình của bác sĩ và tiến hành kiểm tra kết quả định kỳ để có những điều chỉnh điều trị hợp lý nhất.

>> 6 cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson không thể bỏ qua

Được tổng hợp bởi vd-art.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.