Cập nhật vào 06/12
HIV là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất hiện nay. Ngày nay, HIV vẫn không có thuốc đặc trị và luôn có tốc độ lây lan rất cao. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của mọi người về căn bệnh cũng như các cách phòng chống bệnh còn rất nhiều hạn chế. Sau đây là những hiểu biết cơ bản về thuốc chống phơi nhiễm HIV.
Trước khi bắt đầu đi vào tìm hiểu bài viết dưới đây, các bạn hãy tham khảo những triệu chứng của căn bệnh này tại: hellodoctors.vn.
Đối với những người nghi ngờ bị lây truyền bệnh HIV thì vẫn có các phương pháp ức chế. Điển hình là sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV. Vậy đây là thuốc gì và có hiệu quả như thế nào? Những hiểu biết cơ bản về thuốc chống phơi nhiễm HIV là một trong những kiến thức y học bạn cần nắm rõ để bảo vệ chính mình và người thân.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV là gì?
Phơi nhiễm HIV được hiểu là sự tiếp xúc của lớp niêm mạc da bị tổn thương với nguồn lây nhiễm virus HIV như dịch cơ thể, máu,… có nguy cơ dẫn đến bệnh HIV cho một người bình thường, khỏe mạnh.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV (thường gọi là thuốc ARV), được dùng trong trường hợp cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm virus HIV. Thuốc chống phơi nhiễm này có các tác dụng chính là ức chế, kìm hãm virut hoạt động, nhân lên và xâm chiếm các tế bào lành tính trong cơ thể một cách thấp nhất.
Bên cạnh đó là sự trợ giúp đến mức tối đa trong tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi lại các nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, hạn chế tình trạng nhiễm bệnh cho người bị phơi nhiễm.
Thuốc chống phơi nhiễm HIV được dùng trong trường hợp cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm virus HIV
Tất cả các trường hợp tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc với máu, dịch của người nhiễm HIV đều phải uống thuốc chống phơi nhiễm HIV:
- Bị kim dính máu có chứa virut HIV đâm phải, bị những thứ có máu nhiễm HIV gây tổn thương.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV.
- Bác sĩ cấp cứu bệnh nhân HIV hoặc người truy đuổi đối tượng nhiễm HIV vô tình bị kim tiêm có dính máu của họ đâm phải.
- Máu hoặc chất dịch của người bị nhiễm HIV rơi vào vết thương, mắt, miệng,…
Vậy thuốc chống phơi nhiễm HIV có hiệu quả không?
Việc sử dụng thuốc ARV có mục đích ngăn cản sự phát triển của virut HIV trong cơ thể người bị phơi nhiễm. Do đó, khi không may có nguy cơ phơi nhiễm HIV, việc dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV ngay lập tức là có hiệu quả nhất trong điều trị hiện nay.
Thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV chỉ có hiệu quả nếu người phơi nhiễm điều trị sớm trước 72 giờ kể từ khi có hành vi nguy cơ. Việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm muộn hơn 72 giờ, sẽ có hiệu quả rất ít, thậm chí không có hiệu quả, bởi vì thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV chỉ có tác dụng khi mới có một vài tế bào nhiễm HIV, thời gian 72 giờ đủ cho virut HIV nhân lên và lan tràn đến rất nhiều tế bào của cơ thể.
Nhiều người dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV quá 72 giờ sau hành vi nguy cơ thường có khả năng chống phơi nhiễm rất thấp. Virut HIV nhân lên trong cơ thể người rất nhanh nên nếu không sử dụng thuốc ARV hoặc dùng thuốc trễ hơn 72 giờ, các tế bào lành trong cơ thể sẽ bị xâm nhập bệnh, thuốc sẽ không còn hiệu quả trong những trường hợp này. Do vậy, người bị phơi nhiễm cần tận dụng thời gian điều trị 2-6 giờ sau khi có hành vi nguy cơ và không nên kéo dài quá 72 giờ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Sau 10 tuần điều trị, người bị phơi nhiễm phải đi xét nghiệm lại để biết kết quả điều trị
Trong thời gian điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sau 10 tuần điều trị, người bị phơi nhiễm phải đi xét nghiệm lại để biết kết quả điều trị. Đồng thời trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh để không gây lây nhiễm bệnh cho mọi người xung quanh.
>> Cảnh báo nguy cơ về căn bệnh trầm cảm sau sinh ở nam giới
Được tổng hợp bởi vd-art.vn