Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lập dự toán nhà khung thép tiền chế

0

Cập nhật vào 04/09

Việc đầu tư cho một công trình xây dựng sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí. Do đó lập dự toán nhà khung thép tiền chế là điều rất cần thiết trước khi bắt tay vào xây dựng. Việc làm này giúp bạn dự trù được kinh phí cần bỏ ra để hoàn thành công trình xây dựng. Vậy cách lập dự toán nhà khung thép tiền chế như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải thích giúp bạn.

Lợi ích của lập dự toán nhà khung thép tiền chế

Về nguyên lý dự toán nhà khung thép tiền chế cũng khá giống với dự toán khi xây dựng các công trình dân dụng khác. Nếu bạn đã từng xây dựng một công trình dân dụng bình thường. Thì việc dự toán xây dựng nhà khung thép sẽ không hề khó khăn chút nào. Đầu tiên, bạn cần phải xác định được khối lượng các công việc cần làm. Cụ thể dựa trên bản thiết kế hoặc bản vẽ thi công.

Nếu dự toán nhà khung thép chính xác sẽ giúp việc xây dựng của bạn trở nên thuận lợi. Vì bạn sẽ dự kiến được chi phí chi trả để xây dựng công trình. Đối với những doanh nghiệp đang có ý định thuê đơn vị xây dựng. Thì việc dự toán được kinh phí sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được nhà thầu. Hoặc phê duyệt dự án, thanh toán, quyết toán dự án nhanh, sáng suốt nhất.

Mẫu dự toán nhà khung thép tiền chế

Khi lập dự toán nhà khung thép, bạn cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: Nội dung công việc, đơn vị đo khối lượng công việc, đơn giá cho mỗi việc và từ đó quy ra ước lượng số tiền cần chi trả. 

Một số yếu tố cần phải đo lường được trong bảng dự toán là: Dầm cọc, cốt thép, gạch đá, xi măng, tôn, sơn,…. Bạn liệt kê được càng nhiều yếu tố thì bảng dự toán sẽ càng chi tiết và giúp bạn dự toán nhà khung thép chính xác hơn.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu file dự toán chi phí xây dựng nhà khung thép vui lòng gọi điện hoặc nhắn tin cho chúng tôi để được chia sẻ.

Các chi phí có trong bảng dự toán xây dựng

  • Chi phí xây dựng: chi phí phá dỡ công trình, chi phí tiến hành san lấp mặt bằng. Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ cho quá trình thi công.
  • Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm trang thiết bị công trình và các thiết bị công nghệ. Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. Chi phí lắp đặt, thí nghiệm và hiệu chỉnh. Chi phí vận chuyển và bảo hiểm, thuế và các loại phí. Chi phí thuê máy móc, các loại thiết bị.
  • Chi phí quản lý dự án: bao gồm các chi phí dùng để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án cho đến khi thực hiện dự án và kết thúc xây dựng để đưa công trình đi vào hoạt động.
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: gồm chi phí tư vấn khảo sát thực tế, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật. Chi phí thiết kế, chi phí kiểm tra giám sát xây dựng và chi phí tư vấn khác có liên quan.
  • Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho các công việc có thể phát sinh. Và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thi công dự án.

Một số lưu ý khi lập dự toán nhà khung thép tiền chế

Để lập dự toán nhà khung thép tiền chế một cách chính xác nhất. Bạn cần nắm rõ được bản vẽ thiết kế nhà kho, nhà xưởng hoặc bản vẽ xây dựng. Khi hiểu được các bản vẽ này, bạn sẽ hình dung ra khối lượng công việc gồm những gì. Sẽ cần chi trả bao nhiêu tiền cho những công việc nào. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được bảng dự toán nhà khung thép chính xác. Bạn có thể tự lập dự toán hoặc thuê đơn vị hỗ trợ nếu có nhu cầu.

Với mỗi công trình thì mức dự toán kinh phí xây dựng là khác nhau. Mức giá cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong từng hạng mục công trình để đưa ra được dự toán chính xác. Hy vọng bài viết đã chia sẻ được những thông tin cần về dự toán nhà khung thép tiền chế đến bạn. Chúc bạn dự toán chính xác và thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.